Hoành Sơn Quan trên đỉnh đèo Ngang được Hà Tĩnh và Quảng Bình xếp hạng di tích thuộc tỉnh và từng lập hồ sơ xin di tích quốc gia nhưng chưa được công nhận.
Quốc lộ 1 uốn lượn quanh đèo Ngang với chiều dài khoảng 6 km kéo qua các triền núi dẫn vào di tích gần trùng khớp với ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Năm 2004, hầm đường bộ đèo Ngang (dài gần 500 m) được đưa vào sử dụng, nhiều tài xế lựa chọn vì tiện lợi, rút ngắn thời gian và khoảng cách. Tuy nhiên, không ít người cầm lái vẫn thích đi đường đèo để thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Trên đỉnh đèo Ngang hiện còn “Cổng trời” di tích của cửa ải Hoành Sơn Quan bằng gạch đá được xây vào năm 1833, thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo.
Do những bậc thang từ dưới chân đường lên đến di tích “Cổng trời” khá nhỏ và quanh co ngay khúc gấp đầu nên nếu không chú ý, ít ai nhận ra con đường này.
Kiến trúc “Cổng trời” Hoành Sơn Quan có cửa cao 4 m, hai bên thành dài 30 m, nằm phía bên mái núi của tỉnh Hà Tĩnh, xây gạch trát vữa còn khá nguyên vẹn. Lối đi được mở về hai phía, có 1.000 bậc thang lên xuống do thợ xẻ núi tạo thành.
Tấm biển Hoành Sơn Quan bằng chữ Hán trên cổng vòm đá hướng ra phía bắc, phía trước là bậc tam cấp khá vẹn nguyên dẫn xuống quốc lộ.
Đèo Ngang cũng gắn liền với huyền tích thánh mẫu Liễu Hạnh. Nhiều đoàn khảo sát khu vực đỉnh núi xác định vẫn còn rất nhiều đoạn lũy cổ, khi nằm bên địa phận Quảng Bình, khi vắt qua tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2005, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định xếp Hoành Sơn Quan là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh, song tỉnh Quảng Bình cũng cho rằng di tích này là cửa ngõ phía bắc của tỉnh, nên năm 2002, tỉnh này cũng xếp hạng là Di tích cấp tỉnh.
Con đường bê tông chạy song song quốc lộ 1, thẳng trên đỉnh các triền núi gần ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Hơn trăm năm qua, Hoành Sơn Quan vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính với nhiều dấu tích, chữ được khắc vào tường.
Ở một số góc, di tích dần xuống cấp, đơn vị bảo vệ tiến hành trùng tu chắp vá bằng xi măng song nhanh chóng lộ ra sự hư hỏng. Trên cổng cũng xuất hiện nhiều cây dại mọc xanh tốt.
Trong vòm cánh cổng cao 4 m xuất hiện chi chít những vết vẽ bẩn, xâm hại đến di tích.
Những vết phấn, mực bị bôi trát hoàn toàn lên vòm cánh cổng. Nhiều mảng tường bong tróc cũng được trát vữa, bê tông để hạn chế sự xuống cấp của di tích.
Hai bên cánh cổng có lư hương nhỏ đặt sát dưới mặt đất, nhiều người tham quan thường thắp nén hương mỗi khi qua đây.
Bên trái cánh cổng là miếu thờ lớn vừa được trùng tu, xây dựng.
Từ Hoành Sơn Quan nhìn ra là vùng đất Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), nơi có đồng ruộng, núi đồi, biển cả và quốc lộ 1 chạy qua.
Tour du lịch miền trung | Thuê xe miền trung
Du lịch Phong Nha - Quảng Bình, Du lịch Huế, Du lịch Quảng Trị, Du lịch Đà Nẵng, Du lịch Hội An, ...